Đề án vị trí việc làm giai đoạn 2021 – 2023

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐỨC MẬUĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số:       /ĐA-THPT.NĐMQuỳnh Lưu, ngày 20 tháng 02 năm 2021

ĐỀ ÁN

Vị trí việc làm giai đoạn 2021 – 2023

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

            I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:

            1. Khái quát đặc điểm, nội dung và tính chất hoạt động của trường THPT Nguyễn Đức Mậu

1.1. Nội dung hoạt động của trường THPT  Nguyễn Đức Mậu

Năm học 2020-2021 trường THPT Nguyễn Đức Mậu có 36 lớp gồm 1471 học sinh. Trong đó: 12 lớp 10 với 510 học sinh; 12 lớp 11 với 475 học sinh; 12 lớp 12 với 486 học sinh;

Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật. Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Dự kiến quy mô đến năm 2023, Trường có 36 lớp, với 1512 học sinh.

1.2. Đối tượng, phạm vi, tính chất hoạt động của trường THPT

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường được quy định trong các văn bản pháp quy của nhà nước, của ngành; là cơ quan tham mưu trực tiếp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện về xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cũng như công tác nâng cao chất lượng dạy và học của địa phương, vùng.

1.3. Cơ chế hoạt động của trường THPT

Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định; Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động với giáo viên, nhân viên sau khi có phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền; đề nghị tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường; thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường; Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục;

            II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Văn bản pháp lý về việc thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập.

Trường được thành lập theo Quyết định số 1934/QĐ-UB, ngày 03 tháng 06 năm 1998 của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An.

2. Các văn bản pháp lý về việc điều chỉnh, tăng, giảm chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập.

– Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp;

– Thông tư số 03/VBHN-BGDĐT ngày 23/6/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo: quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông;

– Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT, ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.

3. Các văn bản pháp lý liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập.

– Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT, ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và Trường phổ thông có nhiều cấp học.

– Quyết định số 30/2017/QĐ-UBND ngày 23/02/2017 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Nghệ An;

– Quyết định số 33/2017/QĐ-UBND ngày 03/3/2017 của UBND tỉnh Nghệ An Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giáo dục;

4. Văn bản quy định về chức danh nghề nghiệp, cơ cấu viên chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.

– Căn cứ Luật Viên chức năm 2010 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010;

– Căn cứ Luật số: 52/2019/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật cán bộ, công chức và luật viên chức;

– Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP, ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về Tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

            – Căn cứ Nghị định số 41/NĐ-CP, ngày 08 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ Quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập;

– Căn cứ Thông tư 12/2012/TT-BNV ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Bộ Nội vụ quy định chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.

– Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông;

– Thông tư số 16/2017/TTLT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;

Phần II

XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM, SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC

VÀ CƠ CẤU VIÊN CHỨC THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

I. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VIỆC LÀM

  1. Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành:

         1.1 Hiệu trưởng: Tổng số: 01 Vị trí

– Cơ quan quản lý trực tiếp: Sở Giáo dục và Đào tạo

– Các nhiệm vụ chính:

+ Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh.

+ Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động (có thời hạn) với giáo viên, nhân viên nếu có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền; đề nghị tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

+ Giám sát kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Chịu trách nhiệm trong công tác đối nội, đối ngoại của đơn vị.

+ Xử lý thông tin các văn bản của các cấp, ngành liên quan, nắm thông tin cập nhật hộp thư điện tử của đơn vị theo tên miền của ngành.

+ Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

– Trình độ:

+ Trình độ chuyên môn: Đại học; Chuyên ngành đào tạo: Toán học;

+ Trình độ Quản lý: Thạc sỹ Quản lý Giáo dục.

+ Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh Bậc 2; Trình độ chính trị: Trung cấp;

– Năng lực: Chuyên môn Tốt; Kinh nghiệm quản lý: 17 năm;

– Ngạch viên chức (hạng nghề nghiệp): Hạng III.

1.2 Phó Hiệu trưởng: Tổng số: 03 Vị trí

1.2.1. Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn: 01 vị trí

– Cơ quan quản lý trực tiếp: Sở Giáo dục và Đào tạo

– Các nhiệm vụ chính: Phụ trách công việc:

+ Các hoạt động chuyên môn nội, công tác kiểm tra nội bộ trường học, dạy thêm, học thêm. Công tác kiểm định chất lượng. Chỉ đạo các hoạt động hướng nghiệp, giáo dục quốc phòng.

+ Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công; Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao;

+ Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;

+ Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

– Trình độ:

+ Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ; Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử

+ Trình độ ngoại ngữ: B; Trình độ chính trị: Trung cấp;

– Năng lực: Chuyên môn khá; Kinh nghiệm quản lý: 11 năm công tác.

– Ngạch viên chức (hạng nghề nghiệp): III.

1.2.2. Phó Hiệu trưởng phụ trách, cơ sở vật chất, lao động: 01 vị trí

– Cơ quan quản lý trực tiếp: Sở Giáo dục và Đào tạo

– Các nhiệm vụ chính: Phụ trách công việc:

+ Phụ trách lao động; Cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường. Công tác thi đua khen thưởng học sinh.

+ Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công; Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao;

+ Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;

+ Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

– Trình độ:

+ Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ; Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử

+ Trình độ ngoại ngữ: B; Trình độ chính trị: Trung cấp;

– Năng lực: Chuyên môn Tốt; Kinh nghiệm quản lý: 01 năm công tác.

– Ngạch viên chức (hạng nghề nghiệp): III.

1.2.3. Phó Hiệu trưởng phụ trách giáo dục đạo đức học sinh: 01 vị trí

– Cơ quan quản lý trực tiếp: Sở Giáo dục và Đào tạo

– Các nhiệm vụ chính: Phụ trách công việc:

+ Quản lý nề nếp dạy và học, An ninh trật tự trường học. Công tác dạy nghề phổ thông. Công tác xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Công tác khuyến học. Phòng chống lụt bão, PCCC.

+ Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công; Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao;

+ Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;

+ Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

– Trình độ:

+ Trình độ chuyên môn: Đại học; Chuyên ngành đào tạo: Toán học.

+ Trình độ Quản lý: Thạc sỹ QLGD

+ Trình độ ngoại ngữ: B; Trình độ chính trị: Trung cấp;

– Năng lực: Chuyên môn Tốt; Kinh nghiệm quản lý: trên 11 năm công tác.

– Ngạch viên chức (hạng nghề nghiệp): III.

1.3. Tổ trưởng: Tổng số: 04 Vị trí

1.3.1. Tổ trưởng Tổ Toán-Tin: Tổng số: 01 Vị trí

– Cơ quan quản lý trực tiếp: Hiệu trưởng

– Các nhiệm vụ chính:

+ Giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học của tổ;

+ Trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định; Tổ chuyên môn là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động chuyên môn, tức là hoạt động dạy học trong trường.

    + Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường;

    + Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành;

– Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.

– Trình độ:

+ Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ ; Chuyên ngành đào tạo: Ngành Toán.

+ Trình độ ngoại ngữ: Tiếng anh B;

– Năng lực: Chuyên môn Tốt; Kinh nghiệm: 18 năm công tác.

– Ngạch viên chức (hạng nghề nghiệp): III.

1.3.2. Tổ trưởng tổ KHTN (Vật lý-KTCN-Hóa-Sinh): Tổng số: 01 Vị trí

– Cơ quan quản lý trực tiếp: Hiệu trưởng

– Các nhiệm vụ chính:

+ Giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học của tổ;

+ Trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định; Tổ chuyên môn là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động chuyên môn, tức là hoạt động dạy học trong trường.

    + Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường;

    + Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành;

– Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.

– Trình độ:

+ Trình độ chuyên môn: Đại học; Chuyên ngành đào tạo: Ngành Vật lý.

+ Trình độ ngoại ngữ: Anh A;

– Năng lực: Chuyên môn Khá; Kinh nghiệm: 20 năm công tác.

– Ngạch viên chức (hạng nghề nghiệp): III.

1.3.3. Tổ trưởng Tổ Ngữ văn-Anh: Tổng số: 01 Vị trí

– Cơ quan quản lý trực tiếp: Hiệu trưởng

– Các nhiệm vụ chính:

+ Giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học của tổ;

+ Trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định; Tổ chuyên môn là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động chuyên môn, tức là hoạt động dạy học trong trường.

    + Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường;

    + Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành;

– Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.

– Trình độ:

+ Trình độ chuyên môn: Đại học; Chuyên ngành đào tạo: Ngành Ngữ văn.

+ Trình độ ngoại ngữ: Anh A;

– Năng lực: Chuyên môn Tốt; Kinh nghiệm: 28 năm công tác.

– Ngạch viên chức (hạng nghề nghiệp): III.

1.3.4. Tổ trưởng Tổ KHXH (Sử-Địa-GDCD-TDQP): Tổng số: 01 Vị trí

– Cơ quan quản lý trực tiếp: Hiệu trưởng

– Các nhiệm vụ chính:

+ Giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học của tổ;

+ Trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định; Tổ chuyên môn là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động chuyên môn, tức là hoạt động dạy học trong trường.

    + Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường;

    + Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành;

– Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó; Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.

– Trình độ:

+ Trình độ chuyên môn: Đại học; Chuyên ngành đào tạo: Ngành Chính trị.

+ Trình độ ngoại ngữ: Tiếng anh A;

– Năng lực: Chuyên môn Tốt; Kinh nghiệm: 26 năm công tác.

– Ngạch viên chức (hạng nghề nghiệp): III.

1.4. Tổ phó: Tổng số: 6 Vị trí

1.4.1. Tổ phó tổ Toán-Tin: Tổng số: 01 Vị trí

– Cơ quan quản lý trực tiếp: Hiệu trưởng

– Các nhiệm vụ chính: Do Tổ trưởng phân công thực hiện chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện công tác thuộc trách nhiệm của Tổ;

– Trình độ:

+ Trình độ chuyên môn: Đại học; Chuyên ngành đào tạo: Tin học.

+ Trình độ ngoại ngữ: Anh B;

– Năng lực: Chuyên môn khá; Kinh nghiệm: 18 năm công tác trở lên.

– Ngạch viên chức (hạng nghề nghiệp): III.

1.4.2. Tổ phó tổ KHTN: Tổng số: 02 Vị trí

– Cơ quan quản lý trực tiếp: Hiệu trưởng

– Các nhiệm vụ chính: Do Tổ trưởng phân công thực hiện chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện công tác thuộc trách nhiệm của Tổ;

– Trình độ:

+ Trình độ chuyên môn: Đại học; Chuyên ngành đào tạo: Hóa học và Sinh học.

+ Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh A.

– Năng lực: Chuyên môn khá trở lên; Kinh nghiệm: 17 năm công tác trở lên

– Ngạch viên chức (hạng nghề nghiệp): III.

1.4.3. Tổ phó Tổ Ngữ văn-Anh: Tổng số: 01 Vị trí

– Cơ quan quản lý trực tiếp: Hiệu trưởng

– Các nhiệm vụ chính: Do Tổ trưởng phân công thực hiện chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện công tác thuộc trách nhiệm của Tổ;

– Trình độ:

+ Trình độ chuyên môn: Đại học; Chuyên ngành: Tiếng Anh.

+ Trình độ ngoại ngữ: Thạc sĩ Tiếng Anh;

– Năng lực: Chuyên môn Khá; Kinh nghiệm: 18 năm công tác.

– Ngạch viên chức (hạng nghề nghiệp): III.

1.4.4. Tổ phó Tổ KHXH: Tổng số: 02 Vị trí

– Cơ quan quản lý trực tiếp: Hiệu trưởng

– Các nhiệm vụ chính: Do Tổ trưởng phân công thực hiện chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện công tác thuộc trách nhiệm của Tổ;

– Trình độ:

+ Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên; Chuyên ngành: Lịch sử và GDTC.

+ Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh B trở lên;

– Năng lực: Chuyên môn Khá; Kinh nghiệm: 17 năm công tác trở lên.

– Ngạch viên chức (hạng nghề nghiệp): III.

  2. Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp

– Cơ quan quản lý trực tiếp: Hiệu trưởng

– Trình độ:

+ Trình độ chuyên môn: Đại học trở lên; Chuyên ngành: theo môn.

+ Trình độ ngoại ngữ: Tiếng anh A theo môn ;

– Năng lực: Chuyên môn khá trở lên;

– Ngạch viên chức (hạng nghề nghiệp): III.

          2.1 Giáo viên môn Văn: Tổng số: 11 Vị trí. Thực hiện công tác giảng dạy theo chương trình bộ Giáo dục và Đào tạo qui định; Quản lý theo dõi kết quả học tập của học sinh.

          2.2 Giáo viên môn Sử: Tổng số: 03 Vị trí. Thực hiện công tác giảng dạy theo chương trình bộ Giáo dục và Đào tạo qui định; Quản lý theo dõi kết quả học tập của học sinh.

          2.3 Giáo viên môn Địa: Tổng số: 03 Vị trí. Thực hiện công tác giảng dạy theo chương trình bộ Giáo dục và Đào tạo qui định; Quản lý theo dõi kết quả học tập của học sinh.

           2.4 Giáo viên môn Tiếng Anh: Tổng số: 10 Vị trí. Thực hiện công tác giảng dạy theo chương trình bộ Giáo dục và Đào tạo qui định; Quản lý theo dõi kết quả học tập của học sinh.

           2.5 Giáo viên môn Toán: Tổng số: 13 Vị trí. Thực hiện công tác giảng dạy theo chương trình bộ Giáo dục và Đào tạo qui định; Quản lý theo dõi kết quả học tập của học sinh.

           2.6 Giáo viên môn Lý: Tổng số: 07 Vị trí. Thực hiện công tác giảng dạy theo chương trình bộ Giáo dục và Đào tạo qui định; Quản lý theo dõi kết quả học tập của học sinh.

           2.7 Giáo viên môn Hóa: Tổng số: 07 Vị trí. Thực hiện công tác giảng dạy theo chương trình bộ Giáo dục và Đào tạo qui định; Quản lý theo dõi kết quả học tập của học sinh.

2.8 Giáo viên môn Sinh: Tổng số: 05 Vị trí. Thực hiện công tác giảng dạy theo chương trình bộ Giáo dục và Đào tạo qui định; Quản lý theo dõi kết quả học tập của học sinh.

          2.9 Giáo viên môn GDCD: Tổng số: 03 Vị trí. Thực hiện công tác giảng dạy theo chương trình bộ Giáo dục và Đào tạo qui định; Quản lý theo dõi kết quả học tập của học sinh.

          2.10 Giáo viên môn Thể dục: Tổng số: 07 Vị trí. Thực hiện công tác giảng dạy theo chương trình bộ Giáo dục và Đào tạo qui định; Quản lý theo dõi kết quả học tập của học sinh.

          2.11 Giáo viên môn Tin học: Tổng số: 05 Vị trí. Thực hiện công tác giảng dạy theo chương trình bộ Giáo dục và Đào tạo qui định; Quản lý theo dõi kết quả học tập của học sinh.

2.12. Giáo viên môn Công nghệ 10: Tổng số: 01 Vị trí. Thực hiện công tác giảng dạy theo chương trình bộ Giáo dục và Đào tạo qui định; Quản lý theo dõi kết quả học tập của học sinh.

2.13 Giáo viên môn Công nghệ 11, 12: Tổng số: 01 Vị trí. Thực hiện công tác giảng dạy theo chương trình bộ Giáo dục và Đào tạo qui định; Quản lý theo dõi kết quả học tập của học sinh.

2.14 Giáo viên môn GDQP: Tổng số: 02 Vị trí. Thực hiện công tác giảng dạy theo chương trình bộ Giáo dục và Đào tạo qui định; Quản lý theo dõi kết quả học tập của học sinh.

2.15 Giáo viên môn Tiếng Pháp: Tổng số: 00 Vị trí.

2.16 Giáo viên môn Tiếng Nga: Tổng số: 00 Vị trí.

2.17 Giáo viên-Bí thư đoàn trường: Tổng số: 01 Vị trí. Thực hiện công tác giảng dạy theo chương trình bộ Giáo dục và Đào tạo qui định; Quản lí các hoạt động của Đoàn TNCSHCM ở nhà trường và tổ chức, quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2.18 Giáo viên môn khác: Tổng số: 00 Vị trí.

  3. Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ

– Cơ quan quản lý trực tiếp: Hiệu trưởng

– Trình độ:

+ Trình độ chuyên môn: Cao đẳng trở lên; Chuyên ngành: theo vị trí việc làm.

+ Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh A;

– Năng lực: Chuyên môn khá trở lên;

– Ngạch viên chức (hạng nghề nghiệp): IV.

3.1 Nhân viên kế toán: Tổng số: 01 Vị trí

Quản lý hồ sơ, sổ sách kế toán và tài sản của trường. Thực hiện theo danh mục vị trí việc làm được phê duyệt so với vị trí việc làm tại đơn vị, về số lượng đủ  so yêu cầu, về trình độ chuyên môn đã đáp ứng yêu cầu hiện tại.

– Tham mưu kịp thời, chính xác về các chế độ liên quan đến CB,GV,CNV, học sinh cho Hiệu trưởng để giải quyết các chế độ, chính sách kịp thời.

– Thu chi đúng quy định tài chính ( khi xuất phiếu chi phải có giấy xin thanh toán, có ý kiến phê duyệt của Hiệu trưởng, có hồ sơ hợp đồng hợp lệ…).

– Cấp phát chế độ cho giáo viên, công nhân viên chức, học sinh đúng đối tượng, quy định hiện hành đối với trường công lập chuyên biệt.

– Bảo quản và cập nhật sổ tài sản nhà trường, thiết bị, SGK trường học một cách định kỳ. Lưu giữ hồ sơ kiêm kê tài sản nhà trường. Bảo quản cơ sở vật chất liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ, hồ sơ kế toán.

– Lưu giữ hồ sơ tài chính, sử dụng và bảo quản máy vi tính, phần mềm kế toán, báo cáo tài chính định kỳ các cấp theo đúng quy định.

3.2 Nhân viên y tế: Tổng số: 01 Vị trí.

Quản lý hồ sơ, sổ sách y tế và tài sản của trường. Thực hiện theo danh mục vị trí việc làm được phê duyệt so với vị trí việc làm tại đơn vị về số lượng đủ so yêu cầu, về trình độ chuyên môn đã  đáp ứng yêu cầu hiện tại.

– Thường xuyên kiểm tra định kỳ sức khoẻ cho học sinh, tuyên truyền về các loại bệnh, tệ nạn xã hội cho học sinh để phòng trách. Tư vấn sức khoẻ vị thành niên cho học sinh khi cần thiết.

– Phối hợp Trạm y tế xã và các trung tâm y tế cấp huyện tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh.

– Chịu trách nhiệm chính trong quản lý sử dụng, khai thác hồ sơ y tế trường học.

3.3 Nhân viên thiết bị: Tổng số: 02 Vị trí.

Quản lý hồ sơ, sổ sách thiết bị và tài sản của trường. Thực hiện theo danh mục vị trí việc làm được phê duyệt so với vị trí việc làm tại đơn vị; về số lượng đủ  so yêu cầu , về trình độ chuyên môn đã đáp ứng yêu cầu hiện tại.

3.4 Nhân viên thư viện: Tổng số: 01 Vị trí

Quản lý hồ sơ, sổ sách thư viện và tài sản của trường. Thực hiện theo danh mục vị trí việc làm được phê duyệt so với vị trí việc làm tại đơn vị về số lượng đủ so yêu cầu, về trình độ chuyên môn đã  đáp ứng yêu cầu hiện tại.

3.5 Nhân viên văn thư, thủ quỹ: Tổng số: 01 Vị trí

Thực hiện theo danh mục vị trí việc làm được phê duyệt so với vị trí việc làm tại đơn vị về số lượng đủ so yêu cầu, về trình độ chuyên môn đã  đáp ứng yêu cầu hiện tại.

3.6 Nhân viên Bảo vệ, tạp vụ: 03 vị trí;

– Thực hiện theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp. Được hưởng lương từ ngân sách, không nằm trong biên chế sự nghiệp, được lãnh đạo sở GD&ĐT Nghệ An phê duyệt, ký hợp đồng với Hiệu trưởng nhà trường.

– Thực hiện chế độ làm việc, nội dung công việc cụ thể theo sự phân công của Hiệu trưởng, theo các điều cụ thể trong hợp đồng lao động việc làm.

II. SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC

TTTên vị trí việc làmSố lượng người làm việc
Tổng sốHưởng lương từ ngân sáchHưởng lương từ nguồn của cơ quan, đơn vị
123 = 4+545
ILãnh đạo đơn vị   
I.1Hiệu Trưởng11 
I.2Phó Hiệu trưởng 111 
I.3Phó Hiệu trưởng 211 
I.4Phó Hiệu trưởng 311 
I.5Phó Hiệu trưởng 400 
I.6Tổ trưởng tổ Toán-Tin11Đã tính trong tổng số vị trí việc làm làm gắn với công việc hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp ở Mục II
I.7Tổ trưởng tổ  KHTN11
I.8Tổ trưởng tổ  Văn-Anh11
I.9Tổ trưởng tổ KHXH11
I.10Tổ phó tổ Toán- Tin11
I.11Tổ phó tổ KHTN22
I.12Tổ phó tổ Văn-Anh11
I.13Tổ phó tổ KHXH22 
IIVị trí việc làm gắn với công việc hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp   
II.1Giáo viên môn Ngữ văn1111 
II.2Giáo viên môn Lịch sử33 
II.3Giáo viên môn Địa lý33 
II.4Giáo viên môn Tiếng Anh1010 
II.5Giáo viên môn Giáo dục công dân33 
II.6Giáo viên môn Toán1313 
II.7Giáo viên môn Vật lý77 
II.8Giáo viên môn Hóa học77 
II.9Giáo viên môn Sinh học55 
II.10Giáo viên môn công nghệ 1011 
II.11Giáo viên môn công nghệ 11, 1211 
II.12Giáo viên Thể dục77 
II.13Giáo viên môn Tin55 
II.14Giáo viên môn GDQP22 
II.15Giáo viên Tin –BT Đoàn trường11 
IIIVị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ   
III.1Kế toán11Đã tính trong  II 
III.2Y tế học đường11 
III.3Thư viện11 
III.4Thiết bị 111 
III.5Thiết bị 211 
III.6Nhân viên Văn thư-Thủ quỹ11Đã tính trong  II 
IVNhóm hợp đồng lao động   
IV.1Nhân viên Bảo vệ20 2
IV.2Nhân viên tạp vụ10 1
Tổng 9191 3

+Công chức, viên chức: 88;

+Nhân viên hợp đồng, thuê khoán: 03

III. XÁC ĐỊNH CƠ CẤU CÁN BỘ, VIÊN CHỨC

Căn cứ vào bước 8, bước 9 của điểm 2 mục II Hướng dẫn này, xác định cơ cấu công chức, viên chức như sau:

– Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng I hoặc tương đương (nếu có) 0 % trong tổng số;

– Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng II hoặc tương đương (nếu có) 0 % trong tổng số;

– Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng III hoặc tương đương ngạch chuyên viên (Trình độ ĐH trở lên) 100% trong tổng số;

– Viên chức tương ứng với chức danh nghề nghiệp hạng IV hoặc tương đương ngạch cán sự (Trình độ Cao đẳng, trung cấp ) 1,6 % trong tổng số;

– Chức danh khác……0,0 % trong tổng số.

Phần III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

Không

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

        Lại Thế Quang